Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

Làm đẹp đúng cho phụ nữ “nghiện” làm đẹp

Làm đẹp đúng cho phụ nữ “nghiện” làm đẹp
Làm đẹp và nhu cầu làm đẹp đang được rất nhiều người quan tâm, không chỉ phụ nữ mà cả nam giới. Tuy nhiên việc “nghiện” làm đẹp không chỉ là xu hướng mà còn mang lại các hệ lụy khác – mà người “nghiện” thẩm mỹ chưa lường hết được. Đó là “phức cảm oedipus” cần được người trong cuộc nhìn nhận và lựa chọn đúng để tránh rơi vào “vòng xoáy” của các “cơn nghiện” thẩm mỹ viện.
Trong phân tâm học nhà tâm lý người Áo Sigmund Freud cho rằng: “Trong đời sống con người thường gặp phải chứng lo âu (anxiety),  một cảm giác gây căng thẳng và mất thăng bằng trong cuộc sống. Để giải quyết vấn đề này, tâm lý con người đã tạo nên cơ chế phòng thủ để đối phó với nó. Cơ chế phòng thủ bao gồm: Sự dồn nén (repression), sự phóng ngoại nội tâm (Projection) Sự chối bỏ (denial), biện pháp hồi qui, (regression), sự hợp lí hóa (reaction Formation), sự phá bỏ (undoing), sự thăng hoa (sublimation), sự mơ mộng (fantasy)”. Vì vậy, khi soi chiếu 8 cơ chế này trong những nhu cầu làm đẹp sẽ thấy rõ việc “nghiện” thẩm mỹ đến từ những bất ổn, tự ti về bề ngoài, bất an về công việc kinh doanh và cả những mơ mộng, huyễn hoặc và hiệu ứng từ đám đông.
“Nghiện” thẩm mỹ - cơ chế “phòng thủ” của sự bất ổn
Vậy khái niệm giữa việc “nghiện” thẩm mỹ và có nhu cầu làm đẹp là gì? Nhu cầu làm đẹp là: Mức độ vừa phải để mong muốn có một bề ngoài xinh xắn để tự tin và thành công hơn trong công việc và cuộc sống - sẽ hoàn toàn khác với việc lạm dụng. Và bài viết sẽ chỉ ra được những điều đó để giúp những phụ nữ dù thế nào cũng hiểu được “vẻ đẹp thật sự của bản thân phù thuộc vào mắt người nhìn…”
Thứ nhất, cái đẹp đã trở thành “ẩn ức” của một hiệu ứng đám đông. Điều này, được lý giải từ việc yêu thẩm mỹ dẫn đến mê và trở thành “tín đồ” của thẩm mỹ. Nguyên nhân, là do không có người dẫn dắt và định hướng. Khi đó, bác sĩ đóng một nhu cầu để chỉ cho họ biết thế nào là ở mức vừa phải. Mặt khác, với cơn “nghiện” này gần giống tâm lý với những người mê thời trang. Khi một kiểu cằm mới ra đời, kiểu môi hình trái tim đang là xu hướng… Họ sẽ bị những người bạn rủ rê và buộc phải đi cập nhật vì sợ lỗi mốt và lỗi thời. Một phương pháp phẩu thuật mới, kiểu dáng, mốt thời thượng ra đời dành cho tất cả mọi người, tuy nhiên không phải ai, gương mặt nào, tố chất, cơ địa nào cũng có thể thực hiện được. Vì thế, Sigmund Freud không ngần ngại đưa ra nhận định rằng: “…Họ là một thứ tâm hồn tập thể, làm cho họ cảm nhận, suy nghĩ và hành động khác với cách một cá nhân riêng lẻ cảm nhận, suy nghĩ và hành động….” (trích trong quyển số I, chương I của “Tâm lý học đám đông”.
Tự ti là thứ “phức cảm” bị chi phối bởi thẩm mỹ
“Phức cảm oedipus” là điều được dẫn từ phân tâm học, qua 8 cơ chế phòng thủ, thì tự ti được biểu hiện rõ nét và dễ cảm nhận và cho rằng: bản thân không đẹp nên phải làm đẹp. Điều này, được thể hiện trên 3 cơ sở sau: Thứ nhất, do mình không có (không đẹp – nên phải đẹp). Thứ hai, việc chạy trốn một sự bất ổn nào đấy từ gia đình, công việc (xem thẩm mỹ là cứu cánh đế giải phóng bản thân). Thứ ba, tự huyễn hoặc về bản thân và cho rằng phải làm thẩm mỹ thì mới đẹp và biến bản thân thành :thí nghiệm”. Cách tốt nhất để “giải thoát” việc này là họ phải gặp một người bác sĩ tốt, làm đẹp không phải vì tiền. Đồng thời, việc học Yoga và học thiền cũng là cách xoa dịu những bất ổn về tinh thần và tìm về với thực tại.
Tuy nhiên, ngoài cách thức, phương pháp, bác sĩ giỏi, tận tâm thì yêu tố tự lực, tự cường của người đang “say” thẩm mỹ phải tự hiểu rằng: “Một vẻ đẹp thật sự, cô gái đẹp hoàn mỹ phụ thuộc  vào mắt của người nhìn, chiêm ngưỡng, thưởng thức”. Từ đó, sẽ dễ dàng nhận ra “quý hồ tinh bất quý hồ đa” là điều vừa vừa, mỗi thứ một chút những nó phải phù hợp và đúng liều lượng sẽ làm cho “mỗi người mỗi vẻ” đẹp hơn bao giờ hết.

“Tâm lý gốc:  sự mơ mộng luôn sai khoa học
Tâm lý gốc và cách thức trị liệu điều này chính là sự mơ mộng. Chẳng hạn, bạn xem một bộ phim, thấy một ngôi sao Hollywood hay cụ thể hơn nữa, cô bạn mình làm đẹp quá nên mình phải làm theo. Sau đó, chạy đến thẩm mỹ viện và bắt bác sĩ làm mọi điều mình muốn. Một bác sĩ thẩm mỹ giỏi phải kiêm luôn việc của chuyên gia trị liệu tâm lý. Vì đơn giản, lúc này người bác sĩ không chỉ đóng vai trò là người thực hiện chuyên môn, tư vấn làm đẹp theo ý khách mà nghề nghiệp sẽ nằm ở cái “tâm nghề”. Điều đó, thể hiện qua việc lý giải rằng: Thứ nhất, không phải có tiền sẽ mua được cả tiên. Đôi khi, tiền quan trọng nhưng cơ địa không phù hợp sẽ không làm được.
Đây chính là biện pháp để “cắt cơn” huyễn hoặc, mơ mộng cho khách hàng. Bên cạnh đó, cần chỉ rõ việc thẩm mỹ càng nhiều sẽ khiến cho nhan sắc xấu đi chứ không đẹp hơn. Việc rèn luyện cho họ một tâm lý “tập quên”, hoặc tạo ra lời khen cũng là cách để những người nghiện thẩm mỹ giảm bớt đi phần nào.

Hiền Trần (P.V Doanh nghiệp Hội nhập)

Box: “Đẹp mới trả tiền bác sĩ” là một trong những chương trình của Thẩm Mỹ Viện Xuân Trường khởi xướng và nhận được sự quan tâm của đông đảo khách hàng, báo, đài. Đó là một thông điệp dành cho những người đang có ý định đi làm đẹp hoặc không dám làm đẹp hoặc đã lạm dụng việc làm đẹp quá nhiều hãy tự tin, dũng cảm đến với Thẩm Mỹ Viện Xuân Trường số 12 Kỳ Đồng – Phường 9 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh. Có thể nói: “Đẹp mới trả tiền bác sĩ” là một câu chuyện đầy tính nhân văn mà ThS. BS. Đỗ Xuân Trường đã ấp ủ bấy lâu nay. Nhằm tiếp thêm niềm tin và động lực cho những khách hàng có mong muốn thay đổi ngoại hình nhưng mang tâm lý lo sợ trước những thông tin về những trường hợp thẩm mỹ không như ý ở những cơ sở làm đẹp không uy tín.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline0902 424 114