Hội Doanh Nhân

Hội Doanh nhân nơi CHIA SẺ - KẾT NỐI – HỢP TÁC, một chuyên trang của giới DOANH NHÂN VIỆT NAM – VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC. Một chuyên trang CHUYÊN VÀ CHUYÊN BIỆT đăng tải các thông tin, bài viết, sự kiện về: Đời sống doanh nghiệp, gương doanh nhân tiêu biểu, giao thương….

Hội Doanh nhân là một Group tương tác bởi: Cà phê Doanh nhân, nơi hỗ trợ và tạo môi trường trao đổi, ký kết; CLB Doanh nhân, thường xuyên tổ chức những cuộc gặp gỡ định kỳ, sự kiện lớn, nhỏ nhằm tương tác, gắn kết.

Hội Doanh nhân là tổ chức được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các doanh nhân, doanh nghiệp. Hội Doanh nhân - CLB DN ra mắt sẽ giúp kết nối các doanh nhân, cùng xúc tiến thương mại, tạo công ăn việc làm cũng như chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh...

Hội Doanh Nhân luôn đồng hành và bảo trợ cho các doanh nghiệp – doanh nhân đang hoạt động trong nước và nước ngoài.

Hotline: 0932 074 939 - 098 450 4912

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

GIẢI CỨU KHOAI LANG cùng Doanh Nhân BS Đỗ Xuân Trường để GIÚP THU HỒI VỐN CHO NGƯỜI DÂN GIA LAI

❤️GIẢI CỨU KHOAI LANG -GIÚP THU HỒI VỐN CHO NGƯỜI DÂN GIA LAI

❤️Hiện, toàn xã Chư A Thai có 185ha khoai lang Nhật đang thu hoạch. So với vụ trước, diện tích trồng khoai đã tăng khoảng 50 – 60ha.

❤️Bị thương lái Trung Quốc  làm giá khoai lang và không mua nữa. Vì thế giá khoai lang đang ở mức 14.000 - 15.000 đồng/kg, giá khoai lang Nhật bán xô bỗng rớt xuống "chạm đáy", nhưng thương lái cũng không mua. Hàng trăm hộ dân trồng khoai lang Nhật ở xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đành để khoai hư thối dần trên ruộng.

❤️Chán nản, vì giá thu mua quá rẻ, nếu thu hoạch thì không đủ tiền trả nhân công. Nên các nông dân bỏ luôn không thu hoạch, hoặc chỉ thu hoạch một ít về cho trâu bò ăn. Tiền vay ngân hàng có hộ lên đến cả trăm triệu đầu tư cho một mùa vụ trồng khoai đã phải ngồi khóc ròng trên ruộng khoai.

❤️Anh Lưu Văn Quang (36 tuổi, xã Chư A Thai) kể: “Thấy giá khoai cao, tôi được một người bạn rủ trồng cùng, hai anh em quyết định đầu tư làm chung gần 30 ha. Vợ chồng tôi gom hết tiền trong nhà và vay thêm ngân hàng 200 triệu đồng để thuê đất trồng, nay không biết phải xoay xở lam sao???

❤️Nhận thấy nỗi khổ đau của người dân đang trong bước đường cùng, nợ nần chồng chất, cuộc sống bấp bênh. Bác sĩ Đỗ Xuân Trường - Sáng lập Thẩm Mỹ Viện Xuân Trường quyết định xuất tiền ra mua khoai và giải cứu khoai lang cùng với Sen Vàng Yêu Thương (thuộc Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. HCM) để thực hiện một chương trình với hai ý nghĩa.
❤️
1. Giải cứu khoai lang giúp bà con nghèo bán được khoai có tiền trả nợ.
❤️
2. Số tiền bán khoai dư ra toàn bộ đưa vào quỹ để xây dựng 2 cây cầu giao thông nông thôn, bê tông hóa xóa cầu khỉ tại Kiên Giang và Long  An

❤️Một kg khoai có giá 10.000đ/kg nếu mua 100kg, nếu mua lẻ 15.000đ/kg, giao tối thiểu 10kg. Rất mong quý anh chị chung tay giải cứu khoai lang và cũng góp phần giúp bà con và các học sinh nghèo vùng xa có được cây cầu mơ ước nối hai bờ bên.

❤️Điểm "Giải cứu bán khoai lang" mua trực tiếp tại số 12 Kỳ Đồng. Số điện thoại đặt mua khoai lang: 0939236868 DV Trường Thịnh, ‭091 6132068‬ Thầy Đại đức Thích Đức Tịnh, 0888777968 anh Hải. ‬

❤️Chương trình có sự chung tay và đồng hành của
🌹DVĐA Việt Trinh,
🌹Nghệ sỹ Thanh Bạch,
🌹DVĐA Ôn Bích Hằng,
🌹Nữ hoàng kết nối Rose Thanh Hiền

Trưởng ban tổ chức
BS Đỗ Xuân Trường -

Phó ban tổ chức
DVĐA Nguyễn Trường Thịnh

Phó ban tổ chức
Thầy Đại đức Thích Đức Tịnh

DANH SÁCH XÁC NHẬN ỦNG HỘ MUA KHOAI LANG
1. Mrs. Đài Trang - 100kg
2. Bs. Thanh Tú - 30kg
3. Amy Lê Anh - 10kg
4. Mr. Minh (máy lạnh) - 10kg. Đc: 38/21 Nguyễn Sơn, Q.Tân Phú
5. Mrs. Thủy Huỳnh - 200kg
6. Mrs. Trang - Spa - 20kg
7. Mrs. Tuyền (bạn Hương) - 50kg
8. Mr. Phúc Kim - 100kg
9. Mrs. Bình An - 20kg
10. Mrs. Yến - 20kg
11. Hiếu (Biển tình) - 20kg
12. Dũng (cứng) - 30kg
13. Trí (già) - 50kg
14. Phượng (Nấm linh chị) - 20kg
15. Dũng rèm - 20kg
16. Toàn - 20kg
17. Tuấn chủ tịch - 20kg
18. Du chủ tịch - 50kg
19. Dương - Rồng Đông Dương - 100kg
20. Đại Sơn Tùng 20kg
21. Tuyết anh dũng 20kg
22. Thành camera 20kg
23. Chị Linh du lịch 20kg
24. Ruby Ngọc 20kg
25. Hương ngân hàng 20kg
26. Nga kem 100kg
27. Hương Tô hiến Thành 30kg
28. Phạm VALU.  200kg
29. Chị Thuý quen hiển 100kg
30. Quỳnh  Việt Úc 500kg
31. Mrs. Huỳnh Thị Phận 100kg
32. Thanh Mai - cty in ấn Vũ Trần - 50kg
33. Thảo bạn Sương 10 kg
34. chị kim Dung.      50 kg
35. Sally Hải.Bạn Sương 10kg
36. Linh Trúc bạn Suong 16kg
37. Ngọc bạn Sương 300kg
38. Mss. Hà EVa - Báo Thanh Tra: 20kg
39. Phước Lập - Thời báo MêKông: 20kg
40. Ngọc Hân - Cty BĐS: 30kg
41. Mss. Nam Phong - Cty Mỹ phẩm Hàn Quốc: 10kg
42. Mr. Tuấn ( Thời trang Senta (sad) 20kg.
43. Đỗ Hữu Trí (chứng khoán BĐS) 10KG
44. bigC sài gon 2 - 100kg (thầy Tịnh) 44. nhà hàng chay Thiền Ý - 20kg (thầy Tịnh)
45. Chị kiều trang ông bich Khiêm 100kg
46. Ms Thuý ( hoa tươi sắc màu ) 20kg
47. Mr Trung Nguyễn ( du lịch ) 20kg
48. Lương Đình Chiến cty An Ninh 50kg
49. Mai Nguyễn bạn Sương 10kg
50. Bên cô Thu Sương (Cty Kurim thủ dầu bằng dương) - 300kg (thầy Tịnh)
51. Chị Thư SVYT  50kg
52. CLB DN C&D : 100kg- giao tai VP CLB DN C&D - 61 đường số 3 cư xá đô thành P4_Q3
53. Tùng forest city 100 kg
54. Thuỳ Linh zoga 10kg
55. Ms Thanh Hương( Thảo& Tảo) :100kg- nhóm Hương tự lh Mr T.Thịnh
56. Ms Lê Kim Châu- chi hội Vic- 098.291.7556 : 50kg
57. Ms Nhung- BTK DNSG- 098.276.5059: 10kg
58. Thảo q7 - 10kg
59. Trang-cty EXA - 20 kg
60. Ms Tú ( Nguyễn Chanh ) 20kg
61. Cao Thu Thương 10kg
62. Minh Nguyệt ( Ô Tô Minh Nguyệt ) 30kg
63.Trâm MC - 0906393943 - giao 19 Hồ Xuân Hương, P6, Q3 - 50kg.
64. Ms Tuyết Sương - ‭090 8023258‬ - giao qua 176/7 Trần Huy Liệu, P.15, Q. Phú Nhuận - 10ký. ‬
65. Chị Yến - Son Ha travel: 248B Nguyen Van Huong, Thao Dien, quan 66. Chị Yến +84 91 746 52 16 - 59kg.
67. Chị Thảo Ford - giao tại 6 A Trần Hưng Đạo, quận 1 giúp . tks - 50kg
68. Chị Trang Du lịch Trang Thanh - 40kg.
69. Anh Duy đặt 50kg - chia 5kg/1 bao giao: 544/3A Phan Xích Long, phường 3, quận Phú Nhuận, cty Triart (số cũ 64/3A) giờ hành chính - trước khi giao vui lòng gọi trước.
70. Bé Kim 100kg ( thầy Tịnh )
71. Ngân hàng Sacombank 150 kg ( thầy Tịnh )
72. Mrs Phương Oanh (Quảng Duyên): 100kg (bắt chước Anh Chân bán dạo luôn) (Thân – Tâm – Trí)
73. Lê Hồng Chân: 200kg (mua về bán dạo ở Chung Cư), (Thân – Tâm – Trí)
74. Ngọc Mỵ ( 20kg) cân dùm em mỗi túm 5 kg ah(Thân – Tâm – Trí)
75. Mai Hằng 20kg (Thân – Tâm – Trí)
76. Huyền báo ĐẦU TƯ 20kg khoai Alo: 0913161682
77. Đặng Ngọc Viễn đk 50kg (Thân – Tâm – Trí)
78. Chị Ngô Trang gdv 100 kg
79. Bạn a Thanh Bạch. 200 kg
80. Luân Makeup (Thu Sương) 10kg
81. Hải Sally Nguyen (Thu Sương) 10kg
82. Linh Trợ Lý (Thu Sương) 26kg
83. Nguyễn Thị Thía (thầy Tịnh) 20kg
84. Dương Tuấn (thầy Tịnh} 30kg
85. Mrs. Yến -50kg – (thầy Tịnh)
86. Mr. Thái Thuận Hoà - GĐ cty Camerra đèn led 20 kg
87. Chị  vân 20kg, chị ở số 42 lý phục man q7. Sdt của chị là 0903613348

Theo Hoàng Gia

Truyền thông Hoàng Gia 61 D5, P.25, Bình Thạnh, HCM

Thông Tin Liên Hệ:

Thẩm Mỹ Xuân Trường

Trụ sở chính: 12 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0942123443

Chi nhánh Cần Thơ: 357 đường 30/4, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

0917000093

Chi nhánh Biên Hòa: 82 đường 30/4, P. Quyết Thắng, TP. Biên Hòa

0906041993

tuvan@thammyxuantruong.com

Website: http://www.thammyxuantruong.com/

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

GIỚI THIỆUCLB DOANH NHÂN HỌ ĐỖ (ĐẬU) TP.HCM & PHÍA NAM

  

Doanh nhân họ Đỗ (Đậu) TPHCM và phía Nam

Câu lạc bộ Doanh nhân họ Đỗ (Đậu) TPHCM và phía Nam chính thức ra mắt tại TPHCM nhằm kết nối, hỗ trợ và tạo môi trường gặp gỡ cho các Doanh nhân trong dòng họ.
Câu lạc bộ Doanh nhân họ Đỗ (Đậu) TPHCM và các tỉnh phía Nam (CLB DN họ Đỗ (Đậu) TPHCM và phía Nam) là tổ chức được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các Doanh nhân trong dòng họ Đỗ (Đậu). Với phương châm tự nguyện, dân chủ và công khai, CLB DN họ Đỗ (Đậu) ra mắt sẽ giúp kết nối các Doanh nhân, cùng xúc tiến thương mại, tạo công ăn việc làm cũng như chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh...Tại Đại hội, các doanh nghiệp trong CLB nhất trí cao với quy chế hoạt động của Câu lạc bộ Doanh nhân họ Đỗ (Đậu) TPHCM.
CLB DN họ Đỗ (Đậu) TPHCM và phía Nam sẽ liên kết với các Doanh nhân họ Đỗ (Đậu) khác trên địa bản cả nước thông qua các hình thức gặp mặt giao lưu, gặp gỡ, hội thảo, tọa đàm...
Nhằm tạo môi trường hiểu biết, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển và mang lại nhiều thành công và lợi ích cho các thành viên, dòng họ và xã hội...
Hotline: 0902 424 114 - 098 450 4912

HSC TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP & MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

HSC là Công ty chứng khoán và tư vấn hàng đầu, dịch vụ Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp của HSC cung cấp cho khách hàng những tư vấn chuyên sâu, giải pháp sáng tạo, với quy trình thực hiện chuyên nghiệp và đặc biệt là khả năng tiếp cận các thị trường vốn trên thế giới .

Khối Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp của HSC làm việc chặt chẽ với từng khách hàng để hiểu rõ nhu cầu, tình trạng hiện tại cũng như tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp, để cung cấp các giải pháp đặc thù đáp ứng tốt nhất các yêu cầu cụ thể của khách hàng. Cho dù khách hàng của chúng tôi cần huy động vốn, muốn tìm kiếm các nhà đầu tư tài chính hoặc chiến lược, hay phát hành riêng lẻ hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO)/Niêm yết, chúng tôi đều có đủ năng lực và kinh nghiệm trong ngành để đáp ứng mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Đồng thời với thế mạnh của Công ty chứng khoán hàng đầu cung cấp đầy đủ các dịch vụ đa dạng, chúng tôi kết hợp năng lực chuyên môn vượt trội, mạng lưới khách hàng rộng lớn ở cả hai khối nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, cùng với nỗ lực mang đến chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Thông qua năng lực hệ thống phân phối đã được thị trường chứng nhận, chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp huy động vốn một cách nhanh chóng, hiệu quả và ở mức giá tốt nhất. Trong những năm gần đây, chúng tôi đã thực hiện thành công một số thương vụ thuộc dạng lớn và phức tạp nhất thị trường Việt Nam, cùng với thành tích đã được chứng minh về khả năng đề xuất các cấu trúc thương vụ mang tính đột phá cao cũng như tìm ra giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.

Tại bất cứ giai đoạn nào trong vòng đời của doanh nghiệp, Khối Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp của chúng tôi luôn ở tư thế sẵn sàng để hỗ trợ khách hàng đạt được các mục tiêu tài chính một cách hiệu quả nhất.


DOANH NHÂN ĐỖ VĂN HIẾU ĐỒNG HÀNH VÌ CỘNG ĐỒNG PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

Được sự cho phép của cơ quan các cấp chính quyền địa phương Xã Tam Phước, Tp.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai ngày 14/10/2017 Công ty Cổ phần An Gia Lập Nghiệp đã tổ chức Trao quà tình thương “Vì cộng đồng phát triển địa phương” ở văn phòng Nhà văn hóa Ấp Thiên Bình, Xã Tam Phước. Tại đây 60 suất quà dành cho trẻ em nghèo hiếu học xã Tam Phước, 10 suất quà cho trẻ em nghèo hiếu học Ấp Thiên Phước, 60 suất quà dành cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tam Phước, 10 suất quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn Ấp Thiên Phước, 100kg gạo và 20 thùng sữa dành cho Cô nhi viện Thiên Bình, 3 suất học bổng Học sinh nghèo hiếu học trị giá mỗi suất 3.000.000đ được trao trực tiếp đến tay các em học sinh nghèo hiếu học và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Cùng tham gia tại buổi lễ Trao quà tình thương có Ông Trần Thanh Bạch phó Chủ tịch UBND Xã Tam Phước cùng đại diện Hội phụ nữ, đại diện Ấp Thiên Bình và 70 hộ gia đình thuộc diện khó khăn, các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Về phía đối tác có nhà phân phối dự án Biên Hòa City là công ty ViettinLand và đại diện các Báo đài như Báo Gia Đình & Xã Hội, Báo Pháp Luật Plus, Báo Bóng Đá, Báo truyền hình Pháp Luật đến đưa tin.
Ông Đỗ Văn Hiếu thành viên CLB Doanh nhân Họ Đỗ (Đậu) Tp.HCM & Phía nam, chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần An Gia Lập Nghiệp phát biểu tại buổi lễ
Ông Nguyễn Mạnh Cường trưởng đại diện Báo Gia đình & Xã Hội phải biểu cảm xúc về ý nghĩa của chương trình
Ông Trần Thanh Bạch Phó chủ tịch UBND xã Tam Phước đại diện cho địa phương phát biểu

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Hội Thảo BĐS: Đâu là Mạo hiểm và an toàn cho đầu tư bất động sản?

Ai cũng nghĩ, bất động sản (BĐS) là một thứ cứ hiển hiện ở khắp nơi, trên báo, truyền hình hay những tờ áp phích, tờ rơi. Nhưng để hiểu về nó là một điều không dễ.
Chúng ta cần nhiều tham chiếu khác nhau và hãy vén một vài bí mật nhỏ của cái nghề “triệu đô” này cùng chuyên gia tư vấn đầu tư BĐS, ông Đỗ Văn Hiếu – Chủ tịch HĐQT Công ty An Gia Lập Nghiệp.

Nhiều người đã và đang “an gia, lập nghiệp” bởi ngành nghề này. Những đại gia, nhiều câu chuyện lập nghiệp và ai cũng nói làm giàu không khó. Tuy vậy, thành “đại gia” có dễ dàng như trong tầm với hay không? Đường đi thật sự có nhiều gian nan, nhưng nếu quyết tâm thì sẽ làm được.

Theo một nhận định gần đây của ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành của Savills Việt Nam nhận định: “Thị trường BĐS Việt nam đang có những điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, lượng khách quốc tế năm 2017 chiếm 28% và dự kiến sẽ còn tăng trong năm tới. Tổng số vốn thực hiện đã hơn 16 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái.” Vì vậy, đây là có thể xem là cơ hội tốt trong cơ cấu chuyển dịch để tạo được niềm tin hứng khởi cho những nhà đầu tư.  Thời điểm chỉ là một phần của sự chọn, phân khúc đầu tư mới thật sự dẫn dắt tới thành công.

HỌP MẶT HỌ ĐỖ (ĐẬU) ĐỒNG NAI LẦN THỨ NHẤT

Ngày 20/5/2018 Ban liên lạc Họ Đỗ (Đậu) tỉnh Đồng Nai tổ chức gặp mặt lần thứ nhất ra mắt thành viên và ban điều hành Ban liên lạc:


ông Đỗ Văn Vinh – Luật sư làm trưởng ban


Ông Đỗ Văn Hoành – Phó ban


Ông Đỗ Văn Khoát – Phó ban


Ông Đỗ Hữu Mỹ – Phó ban


Ông Đậu Đức Trung – Phó ban và hơn 20 thành viên ban liên lạc


Đại diện HĐ & CLB DN Họ Đỗ (Đậu) Tp.HCM do anh Đỗ Xuân Trường chủ tịch CLB DN làm trưởng đoàn và hơn 10  anh chị em, em Đỗ Kim Chi từ Vũng Tàu cũng sắp xếp thời gian về tham dự.


Trong không khí trang nghiêm và đậm tình anh em kết nối, anh Đỗ Văn Vinh sơ lược lại lịch sử về dòng họ Đỗ (Đậu) để bà con có thêm những thông tin về cội nguồn trong sự hân hoan tự hào đầy phấn khởi của bà con, qua đây bà con có thêm nhiều thông tin hơn về lịch sử hình thành và phát triển dòng họ, những tấm gương thành công, những doanh nhân thành đạt là tấm gương sáng là động lực để bà con cùng phấn đấu hoàn thiện phát triển.




BLL Họ Đỗ (Đậu) Đồng Nai sẽ là cầu nối gắn kết con em dòng họ Đỗ (Đậu) từ nhiều tỉnh thành về Đồng Nai sinh sống và lập nghiệp, mới mục tiêu đoàn kết là sức mạnh để cuối năm 2018 sẽ đủ các yếu tố Tâm Tầm Tài chính thức ra mắt Hội đồng Họ Đỗ (Đậu) Đồng Nai


Thay mặt BLL anh Đỗ Văn Vinh trưởng ban đã trực tiếp trao kỷ niệm chương chứng nhận thành viên gửi tới tất cả các bà con đã đang tham gia hoạt động cùng ban liên lạc, đồng thời cũng vinh danh anh Đỗ Tiến (Đồng Nai), anh Đỗ Quốc Huy (Chùa Hương – Hà Nội) đã đóng góp ủng hộ bằng tiền mặt để BLL có thêm nguồn quỹ hoạt động.




Anh Đỗ Xuân Trường chủ tịch CLB DN Họ Đỗ (Đậu) Tp.HCM thay mặt anh em dòng họ Đỗ (Đậu) Tp.HCM tặng BLL Họ Đỗ (Đậu) Đồng Nai bộ sách lịch sử Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam tập 1, tập 2, tặng lẵng hoa chúc mừng, cùng chia sẻ một số kinh nghiệm về việc tổ chức hoạt động của BLL nhằm định hướng, xây dựng phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời cam kết HĐ & CLB DN Họ Đỗ (Đậu) Tp.HCM luôn đồng hành cùng tất cả các tỉnh thành phía nam khi có mong muốn thành lập, xây dựng phát triển BLL, HĐ để làm cầu nối, kết nối bà con dòng họ đoàn kết yêu thương, phát triển.




 


Kết thúc với sự quyết tâm đồng lòng cao từ các thành viên để ngay trong năm 2018 sẽ chính thức ra mắt Hội đồng Họ Đỗ (Đậu) Đồng Nai với đầy đủ các ban, các câu lạc bộ để xứng đáng với niềm tin và là cầu nối gắn kết bà con dòng họ gần nhau hơn,cùng yêu thương phát triển, luôn hướng về cội nguồn Tổ tiên.




By Đỗ Hải Thủy

Họp mặt định kỳ CLB DN tại Nhà hàng AnhTuk 23 Đồng Khởi, Q1 ngày 22/10/2017

CLB DN họp mặt định kỳ ở địa điểm quen thuộc Nhà hàng Anh Tuk số 23 Đồng Khởi, Q.1 Tp.HCM

Ngoài việc họp mặt giao lưu định kỳ giữa các thành viên ngày 22/10/2017 CLB có tổ chức Kết nối doanh nghiệp với sinh viên nhằm tiếp nhận các em đủ điều kiện và có nhu cầu thực tập trải nghiệm và thực hành các kỹ năng thông qua các công việc thực tế trước khi tốt nghiệp.
Anh Đỗ Xuân Trường chủ tịch CLB DN cũng là Bác sỹ, Giám đốc Thẩm mỹ Xuân Trường đã tiếp nhận được 2 bạn sinh viên ngành Công nghệ Sinh học

Vui ngày Quốc tế thiếu nhi dòng họ Đỗ (Đậu) Tp.HCM & Phía nam tại TMV Xuân Trường

Ngày 03/06/2017 tại Số 12 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3,Tp.HCM ( Thẩm mỹ viện Xuân Trường)

CLB Doanh nhân họ Đỗ (Đậu) Tp.HCM & Phía nam tưng bừng tổ chức sân chơi dành riêng cho con cháu nội ngoại dòng Họ Đỗ (Đậu) tại Tp.HCM và khu vực phía nam. Chương trình được sự tài trợ chính của Bác sĩ Đỗ Xuân Trường (Chủ tịch CLB DN Họ Đỗ (Đậu) Tp.HCM & Phía nam) cùng Chị Đỗ Thị Hồng Nhi (Tổng thư ký CLB DN), Chị Đỗ Quỳnh (Anh Tukk), Anh Nguyễn Văn Phước (Có mẹ là họ Đỗ), Anh Đỗ Ngọc Tịnh (Máy làm mát Newtechco), Chị Đỗ Thị Nhung (Quảng cáo Minh Anh), chị Đỗ Huỳnh Thủy (Máy và thiết bị Nông Ngư Cụ), chị Đỗ Thanh Hương (In ấn,Quảng cáo), chị Đỗ Thị Hiền (Quà tặng Băng Dương), anh Đỗ Văn Hiếu (An cư Lạc nghiệp), cùng sự hỗ trợ của anh Đỗ Tuấn An (Tôm Sú), anh Đỗ Mạnh Cường (Tranh 3D)….

Doanh nhân Ðỗ Huỳnh Thủy: “Bí mật giờ... bật mí”

KHPT-Là thành viên xuất sắc của Mega Stars Chapter (BNI) và là một doanh nhân họ Đỗ nổi tiếng với tên gọi “Thủy Queen”. Không những xinh đẹp, thông minh, tài giỏi, chị rất tích cực trong các hoạt động thiện nguyện, chia sẻ khó khăn với cộng đồng. Chị là doanh nhân Đỗ Huỳnh Thủy - tổng giám đốc Công ty TNHH TM & DV Thủy Bảo Huy. Gặp chị tại một chương trình từ thiện xã hội, chị đã chia sẻ về bí quyết giúp chị luôn tự tin và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
PV: Với bề dày 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nông ngư cơ, kết quả đạt được đáng nể trọng của chị là Công ty Thủy Bảo Huy do một tay chị gầy dựng. Chị nói gì về thành tựu này?

ĐỖ VĂN TRẮC: TÔI MUỐN XÂY DỰNG MỘT SÂN GOLF HOÀN HẢO

DFC có buổi phỏng vấn thú vị với Ông Đỗ Văn Trắc, CTHĐQT Công ty cổ phần Sacom Tuyền Lâm nhân sự kiện khánh thành 18 đường golf và giai đoạn 1 khu nghỉ dưỡng Sacom Tuyền Lâm.




Cảm ơn ông đã nhận được phỏng vấn. Xin ông cho biết cảm xúc của ông trước sự kiện đặc biệt này?


Tôi rất vui và hạnh phúc khi được đón tiếp nhiều quan khách, khách chơi golf trong ngày khai trương, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và chính quyền địa phương Lâm Đồng. Trong buổi lễ khánh thành, bài phát biểu của đồng chí Ủy viên Trung Ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến về sự đầu tư bài bản của dự án Sacom – Tuyền Lâm đã khiến tôi vô cùng xúc động. Cảm ơn chính quyền địa phương đã nhất quán ủng hộ nhà đầu tư triển khai dự án theo giấy phép, quy hoạch đã được phê duyệt.

Ông có thể mô tả tóm tắt và những điểm mạnh của dự án?

Dự án Sacom – Tuyền Lâm bao gồm: Dự án sân golf 18 lỗ (Sacom Golf Club) với đầy đủ tiện nghi như nhà CLB, phòng nghỉ, các locker cho nam & nữ, phòng xông hơi, massage chân, sân tập có mái che… để phục vụ người chơi golf trong nước cũng như nước ngoài. 18 lỗ golf trên sân được kết hợp hài hòa với các hồ nước, bẫy cát và cảnh quan thiên nhiên trên tổng diện tích khoảng 74ha. Thứ hai là dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp (Sacom Resort) với 230 biệt thự, 1 khách sạn 4 sao 150 tiêu chuẩn quốc tế nằm ngay trong sân golf và 170 biệt thư hướng ra mặt hồ, 1 khách sạn 5 sao 400 phòng sang trọng tọa lạc trên bán đảo hồ Tuyền Lâm.

Khi đầu tư vào dự án này, tôi rất ấn tượng với địa thế nơi đây. Dự án toạ lạc tại vị trí đắc địa của Đà Lạt và Việt Nam với không gian thơ mộng, khí hậu quanh năm mát mẻ, cây cối xanh tốt, và con người hiền hòa. Chúng tôi đang cố gắng hoàn thiện dự án thành tổ hợp dịch vụ du lịch với đầy đủ tiện ích nghỉ dưỡng như khách sạn 4 sao, 5 sao, khu resort và sân golf 18 lỗ.

Trong tương lai rất gần, Đà Lạt sẽ có 3 sân golf 18 lỗ, vậy ông có thể nhận xét về mối tương quan giữa 3 sân này?

Đây là điều rất tốt cho khách du lịch và khách chơi golf. Tuy nhiên tôi nghĩ các sân golf nên có sự phối hợp quảng bá và phấn đấu xây dựng, bảo dưỡng sân tốt để cùng đón được nhiều khách chơi. Giá green feee của các sân có thể khác nhau, nhưng tôi mong các khách hàng sẽ tự đánh giá được mức độ đầu tư của từng sân để có sự chia sẻ. Riêng sân golf Sacom Golf Club ngoài vốn đầu tư sân, chúng tôi còn xây dựng thêm một con đường đèo dốc quanh co, đẹp nhưng cũng tốn không ít kinh phí. Ngoài ra các sân golf phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 20%, VAT 10%, và các loại thuế khác.

Đối tượng khách hàng mà Sacom Golf Club hướng đến và kế hoạch của sân sau khi khai trương?

Đây là một lĩnh vực đầu tư mới của chúng tôi, tuy nhiên trong thời gian xây dựng dự án chúng tôi đã tính tới và chúng tôi đang lên kế hoạch làm việc với các khách hàng. Trước hết đó là các tour du lịch nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Đông Nam Á… Thứ hai là các khách hàng trong nước như TP.HCM, Bà Rịa- Vũng Tàu, Khánh Hoà, Đồng Nai, Đà Nẵng, Bình Thuận, Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng… Thứ ba là các khách hàng của các tập đoàn, các hội golf địa phương cũng như các hội golf ngành nghề, các nhóm Pro và các nhóm khách hàng khác.

Các sân khác đều bán thẻ Hội viên từ khi rất sớm nhưng hiện tại vẫn chưa thấy Sacom triển khai hoạt động này. Ông có thể cho biết lý do?

Chúng tôi muốm triển khai việc bán thẻ khi sân đã đi vào hoạt động ổn định. Khác với các sân khác, sân Sacom ra đời khi kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế gặp không ít khó khăn, do đó chọn thời điểm để phát hành bán thẻ là điều chúng tôi cần cân nhắc. Giá thẻ, thời gian sở hữu thẻ, thời điểm bán là các vấn đề quan trọng cần xem xét một cách nghiêm túc. Kế hoạch có thể là trong cuối năm 2014 và đầu 2015.

Được biết khách golf ở Đà Lạt chủ yếu là khách du lịch trong và ngoài nước, vậy xin ông cho biết kế hoạch thu hút đối với các đơn vị này như thế nào?

Điều đầu tiên chúng tôi phải hoàn thiện sân golf một cách tốt và đẹp nhất có thể, trong đó các dịch vụ đi kèm cũng hải thật hoàn hảo, ví dụ như caddy phải được đào tạo chuyên nghiệp, nhiệt tình, vui vẻ để có thể làm hài lòng khách chơi. Thứ hai, chúng tôi sẽ có chiến lược quảng bá hình ảnh sân thông qua các kênh truyền thông, báo chí, kết hợp với các chương trình quảng bá du lịch của địa phương. Thứ ba chúng tôi sẽ liên hệ với các công ty du lịch chuyên tổ chức các tour golf cho khách hàng trong và ngoài nước. Thứ tư là kết hợp với các sân golf lân cận để tổ chức các tour golf dài ngày cũng như quảng bá thế mạnh của khu vực. Cuối cùng chúng tôi có chính sách giá phù hợp cho từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là chương trình vừa nghỉ và chơi golf tại Sacom – Tuyền Lâm.

Vâng xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện thú vị.

Kính chúc ông thật nhiều sức khỏe, cùng chúc  Sacom Golf Club nói riêng và Sacom – Tuyền Lâm nói chung ngày càng phát triển !

Nguồn: Sacom Tuyền Lâm – Đà Lạt

Doanh nhân Đỗ Văn Trắc: Tài năng và tâm huyết

Không những thành công trong lĩnh vực kinh doanh, doanh nhân Đỗ Văn Trắc còn tích cực tham gia công tác xã hội. Trên cương vị Phó chủ tịch Hội đồng Đỗ Đậu Việt Nam, ông luôn quan tâm, giúp đỡ con em họ dòng họ Đỗ, Đậu có hoàn cảnh khó khăn.

Doanh nhân Đỗ Văn Trắc


Anh cả Trắc

Giới doanh nhân khu vực đồng bằng sông Cửu Long thường gọi ông bằng cái tên trìu mến - Anh cả Trắc. Đó cũng là sự cảm phục của họ đối với người đàn ông tài năng và tâm huyết Đỗ Văn Trắc. Ông sinh ra và lớn lên trên quê hương 5 tấn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Từ suy nghĩ nếu chỉ làm nông nghiệp sẽ không thoát được đói nghèo, chàng trai Đỗ Văn Trắc đã quyết tâm vào Nam lập nghiệp, với hành trang là hai bàn tay trắng với lời dặn cha mẹ trước lúc lên đường "trong bất kỳ hoàn cảnh nào con phải lấy cái Đức và chữ Tín làm hàng đầu".

Năm 1976, ông được điều động vào làm công nhân đường dây cho chiến trường Sầm Nưa. Thi đỗ trường Đại học kinh tế Bách khoa Đà Nẵng, vừa đi học, vừa đi làm, ông vẫn luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Chỉ sau vài năm, ông được bổ nhiệm làm kế toán trưởng Công ty công trình bưu điện miền Nam, rồi kế toán Công ty ViBa Thành công VTC và giám đốc Công ty cáp viễn thông Biên Hòa Đồng Nai.

Ông được biết đến là người đầu tiên tại Việt Nam đưa công ty cổ phần hóa lên sàn chứng khoán. Đánh dấu sự khởi đầu đầy thành công của công ty Sacom... Từ nhà máy có vốn điều lệ khiêm tốn chưa đầy 2 tỷ đồng, đến nay số vốn sở hữu của công ty đã lên gần 5 nghìn tỷ đồng. Sacom trở thành một trong những cánh chim đầu đàn của ngành dây và cáp điện thuộc Bộ Công Thương

Không ngơi tay chèo

Năm 2013, doanh nhân Đỗ Văn Trắc nghỉ hưu, chia tay với thời kỳ huy hoàng nhất của ngôi nhà Sacom. Nhưng với niềm đam mê kinh doanh cháy bỏng, ông tiếp tục là nhà đầu tư và là cổ đông lớn của nhiều công ty như: Công ty đầu tư thương mại Bình Minh, Công ty đầu tư xây dựng Becons, chuyên xây dựng thiết kế khách sạn, nhà hàng, cho thuê văn phòng, Công ty cổ phần du lịch Quốc tế An Phước Thịnh...

Các công ty này doanh thu mỗi năm gần 200 tỷ đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 200 nhân viên, thu nhập bình quân 6-8 triệu đồng người/tháng.

Không chỉ thành công trong kinh doanh, ông Đỗ Văn Trắc còn là người có tâm với dòng họ, Đỗ, Đậu. Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Đỗ Đậu khu vực phía Nam, trong những năm qua, ông cùng với các thành viên trong hội đồng xây dựng nhiều chương trình cụ thể như; thường xuyên thăm hỏi những người cao tuổi trong dòng họ, hỗ trợ đồng bào gặp thiên tai, quyên góp tiền xây nhà thờ Tổ, phối hợp với các doanh nghiệp thành phố hỗ trợ sinh viên nghèo vượt khó...

Tổng kinh phí huy động được lên tới hàng tỷ đồng. Nhiều cá nhân có hoàn cảnh khó khăn trong dòng họ đã được ông giúp đỡ. Như cháu Đỗ Mai Anh quê ở Bình Định, bố mất sớm, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được ông Trắc nhận nuôi ăn học khi thi đỗ vào trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Năng động, nhạy bén trong kinh doanh, tích cực tham gia công tác xã hội, doanh nhân Đỗ Văn Trắc đã được nhận nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ Công Thương. Thành công lớn nhất đối với ông còn là một mái ấm gia đình với người vợ thông minh, giỏi giang, luôn sát cánh bên ông từ những chặng đường khó khăn và hai người con ngoan ngoãn đã và đang phát huy được ngọn lửa truyền thống của gia đình, dòng họ.

 N. Phương

Theo Báo thương hiệu và công luận

Doanh nhân Đỗ Văn Trắc với chiến lược “Cáp+”  Cuộc đời và sự nghiệp tại Sacom.

Doanh nhân Đỗ Văn Trắc và chiến lược “Cáp+”  Cuộc đời và sự nghiệp tại Sacom.

Không chỉ tập trung vào mỗi lĩnh vực cáp viễn thông, Tổng Giám đốc Sacom đang hướng Công ty sang hoạt động đa ngành với tham vọng đưa Sacom trở lại vị trí blue-chip như thời hoàng kim.

Là 1 trong 5 thành viên chủ chốt được Bộ Bưu chính Viễn thông bổ nhiệm về tiếp quản Công ty Cáp và Vật liệu Viễn thông (Sacom) đang trên bờ vực phá sản (năm 1993), Đỗ Văn Trắc đã cùng các cộng sự đưa Sacom vượt qua khó khăn và vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cáp viễn thông. Thế nhưng, sự bùng nổ của ngành viễn thông, đặc biệt là điện thoại di động, đã khiến Sacom, vốn mạnh trong lĩnh vực sản xuất cáp đồng, mất dần ưu thế. Cổ phiếu của Sacom đã không còn là blue-chip. Không chịu dừng bước, Đỗ Văn Trắc đang thực hiện những thay đổi trong chiến lược để tìm lại vị thế cho cổ phiếu của Sacom. Ông có thể cho biết nhờ đâu một doanh nghiệp đang bên bờ vực phá sản, nợ gần 865 triệu đồng vào năm 1992 lại có thể trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực cáp viễn thông? Thứ nhất là phải có tầm nhìn và biết nắm bắt cơ hội. Năm 1994, Mỹ vừa bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi cũng dự đoán sẽ có một làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nếu họ vào thì một trong những yếu tố đầu tiên họ cần chính là viễn thông. Thứ hai là quyết định nhanh vấn đề đầu tư. Ngoài ra, xác định bán hàng là vấn đề tiên quyết, chúng tôi đã bán bằng hình thức khoán doanh thu, hưởng theo năng lực chứ không theo bảng lương như các doanh nghiệp nhà nước lúc đó. Năm 1999, mức lương trung bình của nhân viên toàn Công ty đã vào khoảng 5 triệu đồng. Vì sao Sacom quyết định cổ phần hóa rất sớm (năm 2000)? Năm 1992, Công ty đứng bên bờ vực phá sản. Bộ Bưu chính Viễn thông quyết định giải tán bộ máy điều hành cũ. Năm 1993, tôi cùng 4 anh em khác chính thức về tiếp quản Sacom. Lúc đó, nhà máy Sacom (Đồng Nai) là một khu vực hoang tàn, cỏ mọc um tùm. Để tiếp tục phát triển, chúng tôi vay 500.000 USD (hơn 9,4 tỉ đồng) của Tổng Cục Bưu điện Viễn thông nhập công nghệ mới từ Úc để sản xuất cáp đồng viễn thông. Sau đó, chúng tôi tiếp tục nhận vốn từ Tổng cục Viễn thông và vay thêm để mua nguyên vật liệu sản xuất. Cuối năm 1993, Công ty đã trả hết nợ và đến năm 1996 thì có lãi. Tuy nhiên, do ít vốn và hoạt động hầu như dưới quyền kiểm soát của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) nên Công ty không thể vay thêm tiền để mở rộng quy mô. Vì thế, chúng tôi đã nghĩ đến việc cổ phần hóa. Thế nhưng, phải sau 2 năm chúng tôi mới bán được hết cổ phần. Sau khi có vốn, chúng tôi tiếp tục nhập một dây chuyền hiện đại từ Thụy Sĩ để sản xuất cáp. Đến năm 2000, Sacom đã có 70% thị phần cáp đồng tại Việt Nam.

Sinh năm:12/06/1953Số CMND:023424568Nguyên quán:Thái BìnhNơi sinh:Thái BìnhCư trú:32 Huỳnh Tịnh Của, Phường 8, Quận 3, TPHCMTrình độ:- Cử nhân Kinh tế
- Kỹ sư Kinh tế Công nghiệp

CHỨC VỤ HIỆN TẠI

Vị trí : Chủ tịch HĐQT

Tổ chức : Công ty Cổ phần Cáp Sài Gòn (CSG)

Thời gian bổ nhiệm: 23/4/2010

Vị trí : Chủ tịch

Tổ chức : Công ty Cổ phần Dây và cáp Sacom ()

Vị trí : Chủ tịch HĐQT

Tổ chức : CTCP Sacom - Tuyền Lâm ()

CỔ PHIẾU ĐANG NẮM GIỮ

Mã cổ phiếuSAMSố lượng1,287Tỷ lệTính đến ngày28/09/2017Giá trị (tỷ VNĐ)0.0Mã cổ phiếuCSGSố lượng595,110Tỷ lệ02.23%Tính đến ngày09/04/2012Giá trị (tỷ VNĐ)7.3

CỔ PHIẾU ĐANG NẮM GIỮ

Mã cổ phiếuCSG
Đại diện cho SAMSố lượng0Tỷ lệTính đến ngày4/9/2018 8:34:46 AMGiá trị (tỷ VNĐ)0.0

CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

1. Trần Thị Kim AnhQuan hệ:VợCổ phiếu:CSGSố lượng:79,950Tính đến ngày:31/03/2012Giá trị (tỷ VNĐ):1.02. Đỗ Thanh BìnhQuan hệ:Con traiCổ phiếu:TGPSố lượng:78Tính đến ngày:09/08/2016Giá trị (tỷ VNĐ):0.0

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

Cử nhân Kinh tế


Kỹ sư Kinh tế Công nghiệp


QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC


Đến ngày 24 tháng 04 năm 2018 : Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Trường Phú


Từ ngày 11 tháng 03 năm 2008 đến ngày 08 tháng 03 năm 2017 : Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom


Từ năm 2001 đến ngày 01 tháng 05 năm 2016 : Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom


Đến ngày 30 tháng 06 năm 2014 : Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Trường Phú


Từ năm 2005 đến ngày 11 tháng 03 năm 2008 : Chủ tịch HĐQT CTCP SACOM


Từ tháng 03 năm 2004 đến ngày 10 tháng 03 năm 2008 : Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom


Từ tháng 04 năm 1999 đến tháng 03 năm 2000 : Kỹ sư kinh tế - Giám đốc Công ty SACOM


Từ tháng 04 năm 1995 đến tháng 03 năm 1999 : Kỹ sư kinh tế - Phó Giám đốc Công ty SACOM


Từ tháng 08 năm 1993 đến tháng 03 năm 1995 : Kỹ sư kinh tế - Kế toán trưởng Công ty Cáp và Vật liệu Viến thông (SACOM)


Từ tháng 07 năm 1988 đến tháng 07 năm 1993 : Kỹ sư Kinh tế, phụ trách TC-KTTK Công ty liên doanh VTC


Từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 06 năm 1988 : Kế toán trưởng, Trưởng phòng TC-KTTK Công ty Công trình Bưu Điện II


Từ tháng 09 năm 1984 đến tháng 11 năm 1986 : Kỹ sư Kinh tế phòng Tài chính - KTTK Công ty Công trình Bưu Điện II


Từ tháng 09 năm 1976 đến tháng 08 năm 1984 : Chuyên trách Đoàn, Phó Bí thư, Bí thư Đoàn Công ty Công trình Bưu Điện II


Từ tháng 10 năm 1973 đến tháng 08 năm 1976 : Công ty Công trình Bưu Điện 1 - Hà Nội


Ngày 02/03/2017, bà Trần Thị Kim Anh - vợ ông Đỗ Văn Trắc, Phó Chủ tịch CTCP Đầu tư & Phát triển Sacom (HOSE: SAM)đã thoái thành công toàn bộ gần 2.3 triệu cp SAM (tỷ lệ 1.27%) đang nắm giữ vì nhu cầu tài chính, phương thức giao dịch là khớp lệnh và thỏa thuận.


Được biết, ông Trắc cũng đã bán thành công hơn 9 triệu cp SAM, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5.026% còn 0.001% (tương đương 960 cp). Như vậy, vợ chồng Phó Chủ tịch Đỗ Văn Trắc đã thoái toàn bộ 11.4 triệu cp SAM đang nắm giữ.

Ông Đỗ Văn Trắc và vợ là bà Trần Thị Kim Anh đã chính thức hoàn thành chuyển giao toàn bộ số cổ phần sở hữu tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom (SAM) cho Tổng giám đốc SAM - ông Trần Anh Vương. 


Cuộc “chuyển giao quyền lực êm đềm” tại SAM giữa các cổ đông lớn đã diễn ra hơn một năm qua. Các cổ đông mới định hướng SAM theo mô hình SAM Holdings.

Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là dây và cáp điện, bất động sản, nghỉ dưỡng và du lịch, đầu tư tài chính, SAM Holdings còn đầu tư vào nông nghiệp.


Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Gốm sứ Mỹ Linh với khát vọng đưa gốm Việt ra thế giới

Với mong muốn đưa tinh hoa của gốm sứ Bát Tràng đến với người mộ điệu quốc tế, Gốm sứ Mỹ Linh từng bước đi tới thành công...


Gốm sứ Bát Tràng từ lâu đã trở thành khái niệm dành cho dòng sản phẩm gốm sứ làm bằng tay với các nghệ nhân lành nghề, yêu những khối đất sét có thể thổi hồn vào đó và trên tất cả, đó là tinh hoa của một nền văn hóa nghìn năm lịch sử.


Làng nghề gia truyền với những sản phẩm được làm bằng tay, có thể nói, mỗi tác phẩm "sinh ra" từ lòng đất là duy nhất và chứa trong mình linh hồn của người nhào nặn, tô vẽ và những ngọn lửa nóng đỏ, bao trùm, đốt cháy hết những hư hao để còn lại là tinh túy của đất, trời và người, cho ra những "đứa con tinh thần" hoàn hảo nhất.

Đặt ra cho mình "sứ mệnh" đưa gốm sứ Bát Tràng chất lượng tới những người am hiểu, Gốm sứ Mỹ Linh đã chọn cho mình con đường khó. Khó là khi trên thị trường, gốm sứ Trung Quốc và gốm các làng nghề đã phủ đầy, người tiêu dùng như rơi vào mê trận. Những ngày mới vào nghề, Gốm sứ Mỹ Linh cũng bị  mê trận ấy cuốn trôi, kéo công ty vào guồng quay luẩn quẩn không lối thoát. 

Với những trăn trở đường nghề và quyết tâm vực dậy những tinh hoa của dân tộc, sau những thăng trầm, cuối cùng, Gốm sứ Mỹ Linh cũng đã tìm được cho mình kim chỉ nam phát triển.

Mạnh dạn hướng đến thương trường cao cấp, mạnh dạn loại bỏ sản phẩm lỗi, mạnh dạn chọn tiếp cận mục tiêu "kén chọn" dù chông gai, giờ đây, Gốm sứ Mỹ Linh đã là khách hàng thân thiết, là đơn vị tư vấn về gốm sứ cho các nhà hàng, khách sạn, resort sang trọng trải từ Bắc vào Nam, đem theo niềm tự hào của những con người yêu gốm.

Bà Đỗ Hoàng Mỹ Linh - Giám đốc công ty Gốm sứ Mỹ Linh.

Thị trường nội địa đã ghi nhận sự vươn mình của Gốm sứ Mỹ Linh, nhưng tiêu chí của những người đam mê gốm không nằm lại ở đó. Gốm Việt - cần và phải được bạn bè năm châu ghi nhận và yêu thích. Để làm được điều đó, thì gốm Việt không chỉ đẹp, tinh xảo mà còn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng, điển hình là thị trường Nhật Bản.

Sản phẩm của Gốm sứ Mỹ Linh tại cuộc đấu giá từ thiện.

Lại một lần nữa, Gốm sứ Mỹ Linh đối mặt với thách thức khi vươn mình ra biển lớn. Nói thì dễ, nhưng để có được những hợp đồng vượt đại dương, là cả mồ hôi, nước mắt và thậm chí là những "bài học chí mạng"... Vượt bao khó khăn, giờ đây, Gốm sứ Mỹ Linh tự hào là dòng sản phẩm được yêu thích tại thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu...

Một năm mới khởi đầu với những định hướng mới mà Gốm sứ Mỹ Linh đang quyết tâm gây dựng. Con đường dù dài, vẫn phải bước. Con đường dù chông gai, vẫn kiên định... những tác phẩm gốm sứ sẽ "nở hoa" sau khi được nung nóng dưới hàng nghìn độ ...

Vân Anh

Giới Thiệu

Mong muốn góp sức đưa Gốm Sứ Bát Tràng truyền thống của Việt Nam cạnh tranh với hàng nhập khẩu và công nghiệp, thương hiệu Mỹ Linh đã ra đời. Tên gọi Mỹ Linh xuất phát từ câu “Hồn Việt – Đất Việt – Tâm Việt và con người Việt”. Sản phẩm của Mỹ Linh là 100% Gốm Sứ Bát Tràng cao cấp với những điểm nổi bật:

  • Kiểu dáng thiết kế sáng tạo và độc đáo.
  • Chất men đẹp, đều theo tiêu chuẩn hàng thủ công.
  • Sản phẩm kèm hộp và túi sang trọng và bảo vệ môi trường (không túi nylon, sử dụng kết hợp giấy tái sinh).
  • An toàn vệ sinh thực phẩm: được kiểm tra kỹ hàm lượng chì, cadimi đảm bảo không dư lượng độc hại như hàng Trung quốc.

Các sản phẩm vẫn sản xuất thủ công nhưng trong quy trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ hơn, sản phẩm lỗi đều bị thải loại, để Mỹ Linh thực sự trở thành dòng gốm sứ cao cấp mang thương hiệu của Gốm Sứ Bát Tràng, để quý Khách hàng có thể an tâm dùng cho việc nấu nướng nội trợ hoặc làm một món quà tặng cao cấp hay sử dụng cho các nhà hàng khách sạn thêm phần sang trọng.

Trong năm 2015 vừa qua, Gốm Sứ Mỹ Linh đã được một số thành công nhất định và để lại nhiều dấu ấn trong lòng người tiêu dùng.

Cho ra đời sản phẩm Bộ Ấm 4 mùa và đấu giá thành công trị giá 200 triệu gây quỹ từ thiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn tại Mái Ấm Nhân Tâm.

Đồng thời, Gốm Sứ Mỹ Linh cũng trích 10% lợi nhuận hàng năm của công ty tạo nguồn quỹ ổn định cho mái ấm.

GĐ công ty – Chị Đỗ Hoàng Mỹ Linh được vinh danh “Doanh Nhân tiêu biểu năm 2015”, và là Đại Sứ của báo Đầu tư trong suốt năm 2016.

 

CEO Đỗ Hoàng Mỹ Linh

Địa chỉ: 133 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 090 830 0487

http://www.gomsumylinh.com

Doanh nhân Đỗ Hoàng Mỹ Linh & tình yêu gốm Việt

Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong ngành gốm sứ, Đỗ Hoàng Mỹ Linh tâm huyết giới thiệu sản phẩm gốm Việt nói chung và gốm sứ Bát Tràng nói riêng ra thế giới
KHPT-“Tôi mê gốm bởi nét mộc mạc của gốm trong ký ức tuổi thơ, đến sự tinh xảo trong từng đường nét của gốm hiện đại. Gốm Việt mang văn hóa Việt, nhẹ nhàng như hơi thở, giản đơn và chân thành như tấm lòng người Việt. Tôi muốn mang hương vị của đất, của men gốm Bát Tràng đến thế giới, đến những nơi nghệ thuật gốm thủ công Việt Nam chưa được biết đến, chưa được yêu, chưa được say mê” - CEO Đỗ Hoàng Mỹ Linh, thương hiệu gốm sứ Mỹ Linh tâm sự.
Nơi đất hóa vàng
Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phía đông nam là làng gốm Bát Tràng, nay thuộc huyện Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội). Vốn lâu đời và lừng danh ở Việt Nam, làng gốm Bát Tràng ngày nay vẫn hoạt động và ngày càng phát triển mạnh.
Tục truyền, làng ban đầu có tên là Bạch Thổ phường (phường những người thợ làm đồ đất trắng) sau đổi lại thành Bát Tràng phường (phường có lò bát). Các bậc cao niên ở Bát Tràng kể rằng, năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, rất nhiều thợ giỏi ở đất Yên Mô, Ninh Bình đã theo vua về đây lập nghiệp, lập nên làng Bát Tràng ngày nay.
Cũng theo truyền thuyết dân gian, nghề gốm xuất hiện ở Bát Tràng từ thời Lý. Do một nhóm người vùng Bạch Bát (Bồ Bát) thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đi thuyền ngược sông Hồng để buôn bán, gần đến Thăng Long thấy một bãi đất hoang phì nhiêu họ liền ghé lên nghỉ qua đêm.
Đêm ấy, một trong số những người đó mơ thấy vua Thủy Tề rước xuống thủy cung chơi. Khi người đó về, vua sai một đoàn thợ đi theo và xây cho tòa nhà lộng lẫy toàn bằng đất thó. Về sau, con cháu người này cứ cạy đất thó ra ăn mà tường mãi không đổ... Tỉnh dậy, người ấy đem giấc mơ của mình kể lại cho cả đoàn, mọi người cho đây là điềm lành, bèn quyết định bỏ nghề buôn ở lại cắm đất ấy lập làng.
“Quanh co dòng tốn thủy, cõi đông nam một dải đầm sen…
Nối đuôi nhà ngói, lớp trước lớp sau, liền cách tường vôi như trì như trát…”
Chẳng ở đâu, người ta sống nhờ đất nhiều như ở ngôi làng này, với họ, đất đã hóa vàng. Tuy nằm xa nội đô nhưng làng Bát Tràng được ban tặng thứ đất sét trắng hiếm có. Qua những bàn tay nhào nặn tài hoa của người Bát Tràng, thứ đất ấy có thể tạo ra những sản phẩm gốm tinh túy, lưu giữ hồn cốt của dân tộc. Cùng với thời gian trôi qua, Bát Tràng đã trở thành địa danh nổi tiếng, nơi người dân cả đời sống dựa vào nghề tổ của cha ông.
Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam. Đó là gốm men ngọc (thời Lý - Trần), gốm hoa nâu hay gốm men nâu (cuối Trần - đầu Hồ), gốm men rạn (thời Lê - Trịnh) và gốm hoa lam (vào cuối Lê - đầu Nguyễn).
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux (Bỉ), Viện bảo tàng Guimet (Pháp)…
Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quý hiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Về sau, do thị hiếu phát triển, cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ. Ngày nay, gốm Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ: đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao.
Hôm qua lễ hội Bát Tràng
Vào xem chợ Gốm, ngỡ ngàng lắm thay
Ngắm nhìn phượng múa, rồng bay
Sờ đôi chim hạc đậu ngay lục bình...
Đến cơ sở sản xuất gốm Mỹ Linh vào một ngày đầu mùa hè, gần 50 công nhân trong xưởng đang tất bật với công việc của mình bên ánh lửa bập bùng cháy rực suốt ngày đêm. Người thì đứng lò, người pha đất, người chuốt, người vẽ tạo hình sản phẩm… khiến không khí làm việc thêm nhộn nhịp, khẩn trương.
Tất cả các công đoạn nhồi đất, tạo hình, sấy khô, tráng men, nung... đều phải được thực hiện một cách tỉ mỉ. Nghệ nhân cao tuổi nhất xưởng gốm Mỹ Linh vừa tỉ mỉ tạo hình cho gốm vừa vui vẻ nói: “Nghề truyền thống là tâm huyết, tài sản vô giá mà tổ tiên đã giữ gìn, sau đó trao truyền cho thế hệ chúng ta. Các cụ bảo “nhất dáng, nhì men, tam tích, tứ họa”, nghĩa là trước hết phải chọn được dáng đẹp cho gốm, sau đó là loại men phù hợp, tiếp đến là “tích”, tức là câu chuyện, sự tích được thể hiện trong các sản phẩm gốm, dựa vào tích, có thể chọn cách họa phù hợp (ám họa, đắp nổi, vẽ). Và Mỹ Linh cứ thế làm đúng theo kinh nghiệm các cụ để lại, đồng thời sáng tạo thêm những nét độc đáo của riêng mình”.
Khi hỏi về kỹ thuật nung gốm, một nghệ nhân cho biết: “Thực ra, nguyên lý của lò gốm xưa và nay không khác nhau nhiều lắm. Nó vẫn dựa trên nguyên lý cơ bản, cấu tạo gồm 3 phần: bầu lò, thân lò, hệ thống ống khói. Chỉ có điều, lò gốm ngày xưa thì nhỏ bé và đơn giản. Hiện lò gốm Mỹ Linh ở Bát Tràng đã không dùng than, củi hay rơm rạ để đốt lò mà đã dùng lò công nghiệp đốt bằng gas nên hạn chế sự ô nhiễm môi trường, đồng thời giảm được lượng phế phẩm”.
Người tiếp lửa làng nghề
Trong đời sống hàng ngày của người Việt, đồ gốm đã được gửi gắm rất nhiều tình cảm, ước vọng và ý thức thẩm mỹ. Từ cái chén, cái đĩa, cái bình…, đồ dùng của người Việt không đơn thuần chỉ là vật dụng mà còn là thứ để ngắm nhìn, để bày biện.
Để tìm câu trả lời phía sau tấm màn bí ẩn sau bản hòa ca giữa đất, lửa và nước men, nữ doanh nhân Mỹ Linh lao mình vào cuộc khám phá thế giới gốm sứ và xem đó như một định mệnh. Chị đến với gốm chừng hơn 20 năm trước, đến bằng một thái độ cẩn trọng, kỹ lưỡng, không vội vã. Chị đối thoại với đất, soi mình trong ánh lửa và men để kiếm tìm tâm tư của chính mình.
Những sản phẩm tinh tế, sống động, đầy ắp hơi thở quê hương là nguồn cảm hứng tuyệt vời dẫn lối đưa chị đến với một ngành nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa Việt. Đến với gốm, chị cảm nhận được sự phong phú, đa dạng về văn hóa giữa các vùng miền. Chị chia sẻ: “Gốm Bát Tràng quả là niềm tự hào của người Việt và hình ảnh người thợ Bát Tràng miệt mài làm việc làm ấm áp trái tim tôi. Khi những sản phẩm gốm Bát Tràng vừa mới ra lò, tôi thường nhìn ngắm thật lâu, chiêm nghiệm về cuộc sống với cảm giác đang sống chậm lại so với nhịp sống thường nhật”.
 Ở Việt Nam, khái niệm thủ công “được” đánh đồng với việc “thô, mộc” không bắt mắt, nhưng ngược lại, người nước ngoài lại đánh giá cao, thậm chí rất cao, giá trị sản phẩm được làm thủ công, bởi ở đó chứa đựng tâm hồn của nghệ nhân, nét tinh hoa của làng nghề đã truyền từ đời này qua đời khác.
Mỗi sản phẩm thủ công sẽ là duy nhất và độc nhất bởi không bao giờ có thể làm 2 cái giống nhau hoàn toàn. Chính vì vậy mà gốm thủ công mỹ nghệ “đắt” - đắt cả về giá trị và giá thành. “Là người con đất Bắc, tôi rất yêu thích các dòng sản phẩm thủ công của các làng nghề. Trước khi đến với gốm, tôi cũng đã kinh doanh nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác, tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy đau đáu tới một điều, làng gốm Bát Tràng nổi danh là thế, mà khi ở trong Nam, tôi rất khó có thể mua được những sản phẩm ưng ý cho mình. Điều đó thực sự tiếc, vì chính người Việt mình cũng chưa thực sự được hiểu và cảm nhận được hết nét đẹp của gốm Bát Tràng. Mỗi lần có dịp về quê, tôi lại lang thang trong làng gốm, tự tay chọn cái nọ, tìm cái kia như thỏa mãn sở thích cá nhân. Tuy vậy, khi trở về, tôi lại băn khoăn. Tại sao đẹp vậy mà vẫn chỉ mãi ở làng nghề? Mình có thể làm gì cho gốm Việt vươn xa? Gốm Bát Tràng đâu có thua gì các dòng sản phẩm nổi tiếng thế giới? Và, một ngày, được sự ủng hộ của chồng và gia đình, tôi dừng lại tất cả các công việc kinh doanh, thật sự bắt tay tìm hiểu gốm Bát Tràng. Cho đến giờ này, tôi vẫn cho rằng, mình đã đúng…”, chị Mỹ Linh chia sẻ.
Thương hiệu gốm sứ Mỹ Linh được biết đến với nhiều mẫu mã mang đậm chất Việt Nam: mộc mạc - thô sơ - cổ kính, mang những tinh túy của gốm Bát Tràng chạm đến trái tim của người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế. Gốm sứ Mỹ Linh hiện chia làm hai dòng sản phẩm chính: dòng sản phẩm gia dụng và dòng sản phẩm mỹ nghệ. Dòng sản phẩm gia dụng như bộ ấm trà, bộ gốm sứ gia đình, bộ gốm sứ dành cho nhà hàng, khách sạn… Dòng sản phẩm mỹ nghệ như bình trưng bày, đèn, bình đốt tinh dầu, đồ gốm trưng bày, bộ pha trà…
Dù dòng sản phẩm gia dụng hay mỹ nghệ thì gốm sứ Mỹ Linh vẫn là dòng cao cấp, đạt chất lượng quốc tế. Đó chính là tiêu chuẩn do gốm sứ Mỹ Linh đặt ra cho thành phẩm của mình. Mọi sản phẩm dù là lỗi nhỏ nhất cũng bị loại để giữ vững chất lượng dòng gốm sứ cao cấp. Với chị, uy tín phải được xây dựng dựa trên sản phẩm cốt lõi.
Niềm đam mê với gốm đã giúp nữ doanh nhân vượt qua mọi khó khăn, vất vả để cùng các nghệ nhân của làng gốm cổ đưa sản phẩm Bát Tràng trở thành thương hiệu gốm sứ nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Với tâm thức “Cho đi là nhận lại”, thương hiệu gốm sứ Mỹ Linh thường xuyên có mặt trong những chương trình thiện nguyện. Đồng thời, Mỹ Linh luôn tìm kiếm cơ hội, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử để không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh.
Truyền thống và hiện đại đan xen cả trong tư duy sản xuất, kinh doanh của nữ doanh nhân họ Đỗ cũng như trong diện mạo của gốm Bát Tràng với thương hiệu Mỹ Linh.
Muốn biết thêm thông tin về sản phẩm, liên hệ: 133 Nguyễn Cửu Vân, P.17, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Hotline: 090.830.0487.
3-2
3-3
Vi Hằng

Gốm Sứ Mỹ Linh được sản xuất thủ công bởi các thợ gốm dày dạn kinh nghiệm. Với các mẫu mã và chủng loại đa dạng đã giúp gốm sứ Mỹ Linh chinh phục được các thị trường nước ngoài khó tính như: Mỹ, Canada, Nhật, Đức... Để đảm bảo chất lượng, từng sản phẩm phải vượt qua quy trình kiểm tra chặt chẽ. Nhờ vậy gốm sứ Mỹ Linh đã trở thành tên tuổi quen thuộc trong dòng gốm sứ cao cấp của Gốm Sứ Bát Tràng. Quý Khách hàng có thể an tâm dùng cho việc nấu nướng nội trợ hoặc làm một món quà tặng cao cấp hay sử dụng cho các nhà hàng khách sạn thêm phần sang trọng và an toàn.


CEO ĐỖ HOÀNG MỸ LINH

Hotline: 090 830 0487

Địa chỉ: 133 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
http://www.gomsumylinh.com

Doanh nhân vì cộng đồng Đỗ Thị Hồng Nhi được bầu làm tổng thư ký CLB Doanh nghiệp Họ Đỗ.

Tối 22/9/2016 tại khách sạn New World (TPHCM) đã diễn ra sự kiện Ra mắt Câu lạc bộ Doanh nhân họ Đỗ (Đậu) TPHCM và phía Nam
">
Hoa khôi DN Đỗ Thị Hồng Nhi

Tham dự Đại hội là các doanh nhân họ Đỗ trên địa bàn TPHCM và các tỉnh phía Nam. Câu lạc bộ Doanh nhân họ Đỗ (Đậu) TPHCM và các tỉnh phía Nam là tổ chức được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các Doanh nhân trong dòng họ Đỗ (Đậu). Với phương châm tự nguyện, dân chủ và công khai.
Ngoài ra, câu lạc bộ sẽ là sân chơi, giao lưu, kết nối các Doanh nhân, cùng xúc tiến thương mại, tạo công ăn việc làm cũng như chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh.
Đại hội đã thông qua quy chế hoạt động của Câu lạc bộ Doanh nhân họ Đỗ (Đậu) TPHCM. Đồng thời các thành viên trong CLB cũng thống nhất bầu Bác sĩ Đỗ Xuân Trường làm Chủ tịch. Doanh nhân Đỗ Thanh Năm và Đỗ Hoàng Mỹ Linh được bầu giữ chức Phó chủ tịch.
">
Ban điều hành Câu lạc bộ doanh nhân Họ Đỗ

Dịp này, Hoa khôi doanh nhân vì cộng đồng Đỗ Thị Hồng Nhi được tín nhiệm bầu làm Tổng thư ký Câu lạc bộ bởi những hoạt động tích cực của bà trong giới doanh nhân thời gian qua.
Bà Đỗ Thị Hồng Nhi được vinh danh Hoa khôi doanh nhân vì cộng đồng năm 2016 do có nhiều hoạt động tích cực trong công tác xã Hội, thiện nguyện. Hiện bà là Tổng giám đốc công ty TNHH Dũng Thành Đạt, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty KEMKO.
Quang Sáng
Theo thương gia va thị trường

Đoàn từ thiện do Bác sĩ Đỗ Xuân Trường dẫn đầu vừa có chuyến thăm và tặng quà đầu năm cho đồng bào nghèo tại tỉnh Gia lai.

Hòa chung không khí sum vầy, ấm no của Tết Đinh Dậu 2017, các Doanh nhân - Hoa hậu đã chung tay cùng nhau đóng góp để chia sẻ khó khăn cùng đồng bào tỉnh Gia Lai. Đoàn từ thiện có sự tham gia đóng góp của: Hoa hậu Phu nhân người Việt tại Canada - Mỹ Vân, Bác sĩ Đỗ Xuân Trường - Thẩm mỹ viện Xuân Trường, nữ Doanh nhân Lê Hồng Hoa - Công ty TNHH TM XD Công nghiệp Nhật Hoa, Doanh nhân Thân thiện Phan Thị Thu Thủy - Công ty TNHH TM dược phẩm Anh Dũng, Đỗ Thị Hồng Nhi - Công ty Tỏi đen KenKo, Hoa hậu Áo Dài tại Pháp Lê Anh - Công ty đầu tư truyền thông giải trí quốc tế Lê Anh, Nguyễn Thị Thảo My - Hội từ thiện Việt Smile tại Đan Mạch...Những phần quà từ thiện đầu năm không chỉ thể hiện tấm lòng tương thân tương ái của các Doanh nhân - Hoa hậu mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của họ. Bên cạnh việc kinh doanh, đóng góp cho sự phát triển đất nước, họ còn không quên chung tay sẻ chia trách nhiệm cùng cộng đồng.

Hoa khôi Doanh nhân vì cộng đồng Đỗ Thị Hồng Nhi - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quốc tế
sức khỏe cuộc sống KENKO trao quà cho một em nhỏ của làng Kte lớn B

Sau cùng, Đoàn từ thiện đã đến tặng quà cho người dân làng Plei Ơi thuộc xã Ayun Hạ,
huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.

Đỗ Văn Hiếu - doanh nhân trẻ khát vọng dẫn đầu ngành BĐS Việt

TĐO - 24 giờ là quỹ thời gian quá ít ỏi để doanh nhân (DN) trẻ tuổi này giải quyết hết lượng công việc đồ sộ của hơn 6 công ty bất động sản (BĐS). Bận rộn là thế, nhưng DN Đỗ Văn Hiếu chưa bao giờ dám cho phép mình được ngơi nghỉ. Anh luôn đau đáu với những triết lý kinh doanh mới, mô hình hoạt động mới trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, nhằm hướng tới nhiều giá trị mang tính bền vững và ổn định.

Từ triết lý đến cuộc sống

Sinh ra tại một vùng quê nghèo ở miền Trung, ký ức tuổi thơ của Đỗ Văn Hiếu bị ám ảnh bởi sự tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên lên những mái nhà liêu xiêu, yếu ớt và mong manh thuở nhỏ mỗi khi quê nhà gặp bão. Hoàn cảnh khó khăn ngày bé đã góp phần hình thành nên nghị lực sống mạnh mẽ, đức tính kiên cường, chịu khó của Hiếu. Lên Sài Gòn lập nghiệp với 2 bàn tay trắng, cậu sinh viên trẻ Đỗ Văn Hiếu bắt đầu thử sức ở rất nhiều công ty BĐS lớn, nhỏ khác nhau. Suốt khoảng thời gian ấy, anh đã tích góp cho mình không ít kinh nghiệm, triết lý quý báu của ngành nghề.

Ban đầu, Đỗ Văn Hiếu hướng mình theo triết lý "An cư, lạc nghiệp": cuộc sống muốn ổn định thì phải có nhà cửa, mái ấm. Tuy nhiên, bước ngoặt lớn xảy đến khi Hiếu làm chủ santructuyen.com đã làm cuộc đời anh rẽ sang một hướng khác. Vào thời điểm đó, santructuyen.com là một trong những sàn "nóng" nhất và được rất nhiều người kinh doanh trong lĩnh vực BĐS và chứng khoán quan tâm. Không ít người đặt vấn đề muốn mua lại santructuyen.com với giá cao ngất ngưởng, tương đương cả một ngôi nhà lớn lúc bấy giờ - điều hoàn toàn nằm ngoài sức tưởng tượng của Hiếu. Thế nhưng, một sức mạnh vô hình nào đó đã tác động lên Hiếu khiến anh từ chối những lời mời gọi hấp dẫn, với niềm tin sắt đá: "Nó là đứa con của mình. Bán là hết".

Doanh nhân trẻ Đỗ Văn Hiếu

Đỗ Văn Hiếu quyết định thay đổi, phát triển lĩnh vực kinh doanh trực tuyến BĐS theo triết lý "An Vi" (từ dùng của Giáo sư Kim Định), trong đó, An: sự bình an, thuộc an cư; Vi: sự tương tác hành động. "An Vi" có nghĩa là phải tương tác hành động mới an cư lạc nghiệp được - cuộc sống và giá trị của nó nằm ở tính thực tiễn. Sau này, chính "đứa con tinh thần" đầu đời santructuyen.com đã được Hiếu phát triển mạnh mẽ hơn nữa ở Công ty Sàn Trực Tuyến (STT Group). Tham vọng của DN Đỗ Văn Hiếu chưa dừng lại ở đó, anh muốn trở thành một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh BĐS trực tuyến. 

Mới có triết lý định hình không thì chưa đủ thấm thía trong kinh doanh, Hiếu quyết định bổ trợ khả năng siêu bán hàng  (Super Sales) của mình bằng một mũi nhọn khác về quản trị kinh doanh. Anh suy nghĩ một cách đơn giản: nếu bán hàng mà  không có chiến lược thì thực sự không mang lại hiệu quả cao nhất. Vừa đi làm ban ngày, vừa đi học ban đêm, cuối cùng những nỗ lực của Hiếu đã được đền đáp với tấm bằng MBA - Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (nghiên cứu chuyên sâu về truyền thông và marketing).

Bước ngoặt thứ 2 lại đến, Hiếu từ nhân viên marketing trở thành giám đốc marketing của một tập đoàn kinh doanh lớn về BĐS. Lần thay đổi này có thể xem như là một bước tiến lớn trong tư duy làm việc của Hiếu. Anh quyết định mua lại công ty BĐS mà mình đang làm việc để trở thành ông chủ, với một ý niệm từ triết gia Sokrates: "Không ai có thể tắm 2 lần trên 1 dòng sông". Đỗ Văn Hiếu nhận ra rằng cơ hội của mình đã tới và phải nắm bắt lấy nó thật nhanh chóng.

Dẫn đầu ngành BĐS Việt với tư duy mới

Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu (áo đen) trong một sự kiện với Công ty nhân dịp đầu năm

Hiện, Đỗ Văn Hiếu đã trở thành Chủ tịch của 6 công ty, gồm: An Gia Group, Công ty Sàn Trực Tuyến (STT Group), Công ty BĐS An Gia Lập Nghiệp, Công ty An Gia Construction, Công ty Royal International, công ty Hội Triệu Phú. Anh cũng từng có thời gian đảm nhiệm chức Tổng Giám đốc của An Cư Lạc Nghiệp – Thái Sơn Group – Bộ Quốc Phòng. DN Đỗ Văn Hiếu chia sẻ bí quyết thành công của anh khi bước chân vào ngành BĐS Việt chính là bí quyết dùng người: "Khi bạn muốn thành công thì điều đầu tiên là bạn phải biết nhìn người, mà phải là người trung hậu và có tài. Bởi lẽ, công nghệ bạn có thì ai cũng có, ý tưởng bạn hay thì nhiều người hay hơn bạn".

Theo doanh nhân trẻ thành đạt này, muốn thành công thì cách thức tư duy về triết lý kinh doanh phải khác và ý thức dùng người là 2 yếu tố quan trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, một mình bạn không thể nào quán triệt, làm tốt hết tất cả mọi thứ. Vì vậy, với đặc thù riêng của ngành BĐS vốn rộng và có thể nói là yếu tố cạnh tranh hết sức khốc liệt, bạn có nhiều người tài ở bên bạn, lo cho bạn nhiều việc quan trọng thì giống như "hổ mọc thêm cánh". Tuy nhiên, họ vẫn có thể bỏ bạn mà đi nhưng với DN Đỗ Văn Hiếu thì chính sách giữ người luôn được thiết lập và đưa lên hàng đầu với nhiều khoản lợi nhuận "khủng".

Doanh nhân Hiếu (hàng sau, thứ 2 từ trái sang) tại Trung tâm huấn luyện bóng đá Hoàng Gia

Thứ hai, từ  triết lý kinh doanh trung tâm – DN Đỗ Văn Hiếu đã đưa ra một ý niệm mới: Kinh doanh ngoại vi. Đơn giản, nơi nào nhiều "mật ngọt" thì lắm kẻ dòm ngó, vì vậy thị trường càng thu hẹp và khó phát triển được. Từ triết lý trung tâm sang ngoại vi và từ từ dồn về trung tâm – sẽ tạo ra các yếu tố siêu lợi khác cho người mua như: giá, chính sách khuyến mãi… Theo anh Hiếu, tư duy này sẽ giúp cho doanh nghiệp thoát khỏi hiện tượng "cá lớn luôn ăn thịt cá bé".

Thứ ba, phân khúc nào mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì được gọi là "thị trường mới". Với tư duy "chẻ sợi tóc làm bốn", thị trường ngách sẽ được đầu tư khủng khiếp. Doanh nghiệp muốn thành công ở thị trường này, cần yếu tố con người, vì chỉ con người thực tài mới phát triển được "miếng bánh" đầy hấp dẫn này của thị trường BĐS Việt.

DN trẻ Đỗ Văn Hiếu đã và đang ngày càng khẳng định mình trong thị trường BĐS Việt, với ước vọng trở thành người dẫn đầu về triết lý kinh doanh mới trong ngành. Anh luôn tâm niệm: mọi con sông đều chạy ra đại dương hung dữ và bao la – nhưng không có nghĩa là bạn không có quyền ghi tên mình lên một đoạn, khúc, hay cả một bờ dài nào đó.

 

Theo Duy Kỳ

PV báo Thời Đại


http://thoidai.com.vn/kinh-te/do-van-hieu-doanh-nhan-tre-khat-vong-dan-dau-nganh-bds-viet_t209c14n69195

 
Liên Hệ [x]
hotline0902 424 114